Hướng dẫn để đối phó với sự cô đơn

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng 40% dân số Mỹ thừa nhận rằng họ cô đơn.[1] Cô đơn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và sức khỏe thể chất của chúng ta bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch, gia tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu và bóp méo nhận thức.[2] Có thể bạn cảm thấy cô đơn khi sống trong một thị trấn nhỏ và không thể tìm thấy bạn cùng trang lứa. Đôi khi cô đơn là kết quả của những thay đổi trong cuộc sống: vừa chuyển tới thành phố mới, xin việc mới, hay chuyển trường mới. Khi ở giữa những thay đổi lớn thì bạn sẽ cảm thấy cô đơn. Cho dù bạn thấy cô đơn trong thời gian ngắn hay dài thì cũng có rất nhiều cách giúp bạn sống tốt hơn và vượt qua cảm giác cô đơn.

Đối phó với Sự cô đơn


  1. Chấp nhận cô đơn không phải là một thực tế, nó chỉ là cảm giác. Sự cô đơn có thể tạo nên cảm giác bị bỏ rơi, tuyệt vọng hoặc cô lập. Nhận ra những cảm giác đó được kích hoạt và nhớ rằng điều ta cảm nhận được không nhất thiết là thực tế. Bạn không bắt buộc phải cảm thấy cô đơn.[3]
    • Cảm giác có thể thay đổi nhanh chóng dựa vào tình huống và thái độ. Bạn có thể cảm thấy cô đơn trong phút chốc, sau đó nhận ra rằng bạn muốn ở một mình hơn là ở cạnh bạn bè, hoặc bạn nhận được cuộc gọi từ một người bạn và hết cô đơn.


  2. Thừa nhận cảm giác. Bạn không nên phớt lờ cảm giác của bản thân; chúng có thể là dấu hiệu quan trọng về những điều diễn ra trong cuộc sống. Cũng như bao cảm giác khác, bạn được phép cảm thấy cô đơn. Chú ý vào cảm giác của bản thân khi sự cô đơn trỗi dậy. Cho phép bản thân cảm nhận sự kết nối giữa cơ thể và cảm xúc, cũng như để bản thân được khóc.[4]
    • Đừng chạy trốn sự cô đơn theo bản năng. Nhiều người chọn cách phân tán sự chú ý của bản thân khỏi sự cô đơn bằng cách bật TV, làm việc, thực hiện dự án hay các hoạt động khác để tránh cảm giác đau đớn của sự cô đơn. Thay vào đó, bạn nên nhận thức cảm giác của bản thân (và cách đối phó) và quyết định chấp nhận cơ thể và cảm xúc của chính mình.[5]


  3. Thay đổi thái độ. Khi suy nghĩ “Tôi cô đơn” hay “Tôi cảm thấy cô độc” xuất hiện trong đầu bạn thì nhiều khả năng nó sẽ đi kèm những điều tiêu cực khác. Ta dễ dàng bị cuốn vào suy nghĩ tiêu cực từ những yếu tố sau: tự vấn giá trị của bản thân, cảm thấy mình không có giá trị hoặc kiệt quệ về tinh thần và thể chất. Trước khi bị lạc vào hang thỏ này, bạn nên xem xét thay đổi thái độ của bản thân. Thay vì đặt tên cảm giác là “cô đơn”, hãy tiếp nhận suy nghĩ về cô đơn. Nắm bắt cơ hội trải nghiệm một mình như khoảnh khắc yên bình và phục hồi cho bản thân.[6] Khi bạn yêu mến sự cô đơn bạn có thể kiểm soát được thời khắc ở một mình.
    • Dành thời gian tìm hiểu về bản thân: viết nhật ký, thiền và đọc sách bạn yêu thích.
    • Đôi khi ở một mình nhiều là điều không thể tránh khỏi, chẳng hạn như khi bạn chuyển tới một thành phố hay quốc gia mới. Nắm bắt thời điểm trải qua cảm giác cô đơn và hiểu rằng điều này không kéo dài mãi mãi. Trân trọng thời khắc bạn có những trải nghiệm mới.


  4. Rèn luyện lòng trắc ẩn. Nhận ra rằng cô đơn là trải nghiệm mà mọi người đều chịu ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Cô đơn là một phần trong trải nghiệm của con người. [7] Tưởng tượng có một người bạn nói với bạn rằng cô ấy cảm thấy cô đơn. Bạn sẽ đáp lại thế nào? Hãy thử rèn luyện lòng trắc ẩn với chính mình. Để bản thân tiếp cận với mọi người và yêu cầu sự hỗ trợ.
    • Cô đơn không làm bạn xấu hổ hay hổ thẹn, nó là một phần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và bạn không cần cảm thấy tồi tệ khi bạn cô đơn. Thể hiện lòng trắc ẩn với bản thân và với những người cảm thấy cô đơn xung quanh bạn.


  5. Tự hỏi cuộc sống thiếu thốn điều gì. Cô đơn có thể là công cụ để bạn nhận ra những điều còn thiếu sót trong cuộc sống.[8] Có thể bạn ở cạnh nhiều người, tham gia nhiều sự kiện xã hội nhưng vẫn cô đơn. Cô đơn không hẳn là thiếu tiếp xúc xã hội mà là thiếu sự kết nối mật thiết.[9] Dành thời gian xem xét lại những điều bạn muốn có trong cuộc sống.
    • Ghi lại những lần bạn cảm thấy cô đơn. Có thể bạn cô đơn nhất khi tham gia sự kiện xã hội quy mô lớn hay khi ở nhà một mình. Sau đó, cân nhắc điều gì có thể giảm bớt nỗi cô đơn, có thể bạn nên rủ bạn bè đi cùng tới sự kiện, hoặc gọi chị gái cùng xem TV khi ở nhà một mình. Hãy tìm kiếm những giải pháp thực tế (đừng đưa ra giải pháp như bạn phải có người yêu để giải quyết sự cô đơn).


  6. Vượt qua sự nhút nhát và nỗi bất an. Hãy nhớ rằng không ai bẩm sinh đã giỏi giao tiếp và đó là kỹ năng chứ không phải siêu năng lực. Sự nhút nhát/ bất an xuất hiện vì bạn mất niềm tin hay sợ hãi thể hiện trước đám đông. Suy nghĩ rằng mình không được yêu thích hay kỳ quặc không hề ảnh hưởng đến thực tế, đấy chỉ là quan điểm của bạn. Khi bạn thấy bất an về xã hội, hãy tập trung chú ý vào môi trường bên ngoài thay vì suy nghĩ và cảm giác của bản thân. Tập trung vào người bạn đang nói chuyện, và chú ý lắng nghe và thấu hiểu mọi người thay vì bản thân.[10]
    • Nhận ra rằng mọi người đều có thể mắc lỗi khi giao tiếp!
    • Mọi người ít chú ý đến sai lầm của bạn hơn là bạn nghĩ, hầu hết mọi người quá tập trung vào bản thân họ và chiến đấu với nỗi sợ xã hội nên chẳng thể để ý đến sự bất an của bạn!
    • Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài viết Cách để hết nhút nhát.


  7. Chinh phục nỗi sợ hãi bị từ chối. Đôi khi, bạn cảm thấy an toàn hơn khi tránh các tình huống xã hội thay vì trải qua cảm giác bị từ chối. Nỗi sợ này là do sự mất niềm tin vào con người.[11] Có lẽ bạn đã từng bị phản bội và giờ đây bạn sợ hãi khi phải tin tưởng ai đó hay kết bạn. Mặc dù đây là trải nghiệm đau thương, nhưng hãy nhớ rằng không phải tình bạn nào cũng phản bội bạn. Cố gắng lên!
    • Không phải sự từ chối nào cũng phản ánh rằng họ không thích bạn. Nhiều người không tập trung hoặc không nhận ra bạn đang tiếp cận họ.
    • Nhớ rằng bạn không thích tất cả những người bạn gặp, và không phải ai cũng thích bạn, đó là điều bình thường.
Tham khảo thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Legal Newsletter | May 2023

Dear Valued Customers and Partners, GV Lawyers would like to introduce you to Legal Newsletter Issue No. 05 of May 2023 . This newslette...