Khi đọc các điều khoản của một hiệp ước hoặc các điều ước quốc tế khác, những yếu tố cơ bản nhất định có thể giúp bạn xác định độ cứng hoặc mềm của văn bản đó. Nhận ra những yếu tố này sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về cách thức luật quốc tế điều chỉnh hành vi của mỗi quốc gia cũng như mối quan hệ của các quốc gia với nhau.
Xác định các nghĩa vụ pháp lý Xác định loại văn bản hoặc điều ước. Một điểm khác biệt cơ bản giữa luật mềm và luật cứng là luật cứng có tính ràng buộc pháp lý, còn luật mềm thì không. Nét khác biệt này sẽ khiến các học giả tranh cãi về mặt ngữ nghĩa: liệu rằng một điều ước không có tính ràng buộc về mặt pháp lý có thể được coi là luật không? Tuy vậy, nhiều loại điều ước quốc tế tự động được coi là luật cứng.
Hiệp ước là ví dụ điển hình của loại điều ước tự động được coi là luật cứng. Khi các quốc gia phê chuẩn một hiệp ước, nếu pháp luật trong nước mâu thuẫn với nội dung hiệp ước này, các quốc gia đó có nghĩa vụ thay đổi các quy định của pháp luật để phù hợp với nội dung hiệp ước. Mỹ cho rằng hiệp ước ràng buộc pháp lý ở cả phạm vi quốc tế và trong nước. Sau khi Thượng viện phê chuẩn hiệp ước, Quốc hội Mỹ sẽ ban hành những văn bản pháp luật liên bang cần thiết để tuân thủ nội dung của hiệp ước.
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ràng buộc tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc về mặt pháp lý, căn cứ vào quyền của Hội đồng theo Điều 25, Hiến chương Liên hợp quốc.
Xác định mức độ ràng buộc về mặt pháp lý của điều ước. Bên cạnh nhiều yếu tố, mức độ nghiêm ngặt hơn về nghĩa vụ pháp lý có thể thể hiện rằng một điều ước quốc tế cứng hơn so với các văn bản khác. Vì các điều ước quốc tế thường được xây dựng để thúc đẩy lợi ích của các quốc gia ký kết, những quốc gia này thường không có động cơ để vi phạm điều ước. Do đó, bản thân điều ước có thể không có những điều khoản thể hiện tính ràng buộc pháp lý.
Đôi khi những hiệp ước liên quan đến nhân quyền hoặc những nguyên tắc tiêu chuẩn được gọi là “công ước.” Những điều ước này ràng buộc các quốc gia thành viên về mặt pháp lý tương tự như hiệp ước, mặc dù chúng có thể không quy định những nghĩa vụ chủ yếu cần thực thi.
Một quốc gia có thể ký kết hiệp ước và bảo lưu một số điều khoản trong hiệp ước đó. Việc bảo lưu sẽ hạn chế nghĩa vụ pháp lý của quốc gia này liên quan đến điều khoản mà quốc gia chưa chấp thuận.
Điều ước quốc tế không ràng buộc các quốc gia thành viên về mặt pháp lý đều là luật mềm. Những văn bản này thường đưa ra những điều kiện hoặc điều khoản giải thoát, cho phép các quốc gia ký kết đưa ra cam kết chung đối với một số nguyên tắc nhất định, đồng thời duy trì chủ quyền và sự độc lập của các quốc gia đó.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
GLOBAL VIETNAM LAWYERS (GV LAWYERS) là công ty được thành lập bởi một nhóm những luật sư tận tụy và nhiều kinh nghiệm đã tạo dựng và đẩy mạnh sự nghiệp của mình tại các công ty luật hàng đầu của Việt Nam.
Địa Chỉ HCM: Lầu 8, Tòa nhà Centec Tower, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Địa Chỉ Hà Nội: Lầu 10A, Tòa Nhà CDC, 25 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Địa Chỉ Đà Nẵng: Regus Business Center, Lầu 3, Tòa Nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam
Địa Chỉ HCM: Lầu 8, Tòa nhà Centec Tower, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Địa Chỉ Hà Nội: Lầu 10A, Tòa Nhà CDC, 25 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Địa Chỉ Đà Nẵng: Regus Business Center, Lầu 3, Tòa Nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam
HOTLINE: +84 (28) 3622 3555
Website: https://gvlawyers.com.vn/?lang=vi
XEM THÊM THÔNG TIN:
Ngày
29/6
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét