Hướng dẫn cách kiếm chế cảm xúc của bản thân

Cuộc sống đôi khi đặt chúng ta vào những trạng thái cảm xúc căng thẳng và xáo động: buồn bã, giận dữ, ghen tuông, tuyệt vọng, khổ đau. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể chế ngự được các cảm xúc đó, thậm chí điều này không phải lúc nào cũng là ý hay, bởi cảm xúc có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề và cải thiện cuộc sống.[1] Tuy nhiên, sự xúc động mạnh có thể gây khó khăn cho bạn, và khi đó bạn cần phải tạm thời làm tê liệt cảm xúc để tiếp tục đối phó với tình huống. Muốn làm được điều này, bạn phải cố gắng kiểm soát hoàn cảnh, chú tâm đến những cảm xúc của mình, làm dịu cơ thể và giải quyết nỗi lo âu khi nó xuất hiện.

Xem phần "Khi nào bạn nên thử làm điều này?" để tìm hiểu thêm khi nào thì bạn nên chế ngự cảm xúc.

Kiểm soát hoàn cảnh



  1. Hiểu rằng bạn cũng phải trả giá khi chế ngự cảm xúc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kìm nén các cảm xúc tiêu cực có thể làm cạn kiệt các nguồn năng lượng tinh thần, khiến bạn gặp khó khăn hơn khi xử lý căng thẳng và ra các quyết định sáng suốt.[2] Điều này cũng có nghĩa là việc làm tê liệt cảm xúc có thể gây tổn hại cho khả năng hồi phục, thậm chí cả khả năng lưu giữ ký ức của bạn. Bạn chỉ nên chế ngự cảm xúc nếu đó là điều thực sự cần thiết để giúp bạn vượt qua trở ngại trong cuộc sống hàng ngày.
    • Một cách thay thế hiệu quả để chế ngự cảm xúc là điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực và tập trung vào những cảm xúc tích cực hơn.[3] Ví dụ, có thể bạn chỉ muốn "đóng băng" trước một sự cố đáng xấu hổ ở nơi làm việc, nhưng bạn cũng có thể cố gắng coi sự cố đó không phải là điều đáng xấu hổ mà là một trải nghiệm vui vẻ. Phương pháp này gọi là đánh giá lại nhận thức, và dù không giống như làm tê liệt cảm xúc, nó cũng đem lại hiệu quả tương tự.[4]
    • Nhận thức rằng tình trạng tê liệt cảm xúc hoàn toàn hoặc xảy ra trong thời gian dài có thể là một biểu hiện của chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)[5] hoặc trầm cảm bệnh lý.[6] Nếu liên tục cảm thấy lạc lõng, tê liệt và tuyệt vọng, bạn nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu càng sớm càng tốt.


  2. Tránh những con người, hoàn cảnh và các sự kiện mà bạn không thích. Cách dễ nhất để chế ngự phản ứng cảm xúc là kiểm soát hoàn cảnh xung quanh. Đảm bảo rằng bạn không khơi dậy những cảm xúc thái quá ngay từ đầu.[7] Hết sức tránh những con người, nơi chốn và các hoạt động nào đó có thể gây cho bạn những cảm giác tồi tệ nếu bạn đã biết trước điều đó.


  3. Làm chủ những tình huống mà bạn không thích. Đôi khi chúng ta vẫn phải ở bên cạnh những người mà ta không ưa hoặc phải làm những công việc mà ta ghét. Nếu không thể tránh được những tình huống khiến bạn cảm thấy khổ sở, bạn hãy tìm cách để kiểm soát chúng. Đừng xem mình như một nạn nhân bất lực: hãy tìm quyền tự quyết trong tình huống đó. Chỉ riêng việc tự nhắc nhở rằng mình luôn có quyền lựa chọn cũng có thể giúp bạn vượt qua những khoảnh khắc xúc động mạnh với ít tổn thương nhất.[8] Ví dụ:
    • Nếu bạn căng thẳng khi phải ôn thi trong đêm trước ngày thi, hãy thử ôn bài từ hai đêm trước. Như vậy bạn có thể thư giãn vào đêm trước hôm thi.
    • Nếu bạn ghét tiệc tùng vì ở đó quá đông người, hãy rủ một vài người bạn thân đi cùng. Bạn có thể tìm họ nếu muốn thoát khỏi đám đông và trò chuyện riêng với nhau.


  4. Đánh lạc hướng bản thân. Khi cảm thấy cảm xúc đang trào lên, bạn hãy ngừng ngay việc đang làm và chuyển sang việc khác. Cố gắng chọn hoạt động nào đó đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý tập trung vào đó.[9] Bằng cách tự đánh lạc hướng mình, bạn sẽ có thể xử lý cảm xúc sau đó, khi bạn bình tĩnh lại và lý trí hơn. Nhưng lúc này bạn đừng lo về việc xử lý cảm xúc cùa mình: bạn chỉ cần thay đổi tâm trạng bằng cách thay đổi hoạt động. Một số hoạt động thích hợp có thể kể đến là:
    • Chơi game
    • Xem phim
    • Tập trung vào sở thích
    • Đi xem ca nhạc hoặc tấu hài
    • Tập thể dục


  5. Tạm tách mình khỏi công nghệ. Thế giới công nghệ có thể khiến chúng ta căng thẳng hơn: khi sử dụng các thiết bị công nghệ nghĩa là bạn đang tự đặt mình trước áp lực cộng thêm từ công việc, từ cuộc sống và những cảm giác bất lực. Bạn có thể giúp bản thân bình tĩnh và vui vẻ hơn ngay bây giờ bằng cách thoát khỏi mạng xã hội.[10] Kiểm soát đời sống tinh thần bằng cách hạn chế thời gian dành cho internet.[11] Để thực hiện việc này, bạn có thể:
    • Chỉ kiểm tra email ở nơi làm việc – không bao giờ làm việc này tại nhà
    • Tắt điện thoại vào buổi tối
    • Tắt tin báo trên mạng xã hội
    • Gỡ bỏ hồ sơ của bạn trên mạng xã hội
    • Ngừng sử dụng internet vào những ngày cuối tuần


  6. Tỏ ra bình thản, cho dù bạn không cảm thấy như vậy. Theo học thuyết “phản ứng bằng cơ mặt”, bạn có thể thay đổi trạng thái cảm xúc chỉ bằng cách thay đổi nét mặt. Nói cách khác: bằng việc giả vờ có cảm giác nào đó, bạn có thể thực sự bắt đầu cảm thấy như vậy.[12] Nếu muốn làm tê liệt cảm xúc, bạn hãy hành động như thể cảm xúc của bạn đã bị tê liệt. Điều này có thể khó thực hiện vào những lúc căng thẳng, nhưng chẳng bao lâu sẽ trở nên tự nhiên nếu được luyện tập. Bạn hãy giữ bình thản bằng cách:
    • Giữ vẻ lạnh lùng, bất động
    • Để môi ở trạng thái bình thường, không mỉm cười cũng không mím chặt
    • Nói chuyện với cao độ thấp và âm lượng nhỏ
    • Dùng những câu ngắn gọn và đi vào vấn đề
    • Duy trì giao tiếp bằng mắt với cái nhìn bình thản và trống rỗng
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Legal Newsletter | May 2023

Dear Valued Customers and Partners, GV Lawyers would like to introduce you to Legal Newsletter Issue No. 05 of May 2023 . This newslette...