Muỗi là loài trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết… Mặc dù tuổi thọ của muỗi khá ngắn nhưng vòng đời phải trải qua 4 giai đoạn mới trở thành muỗi trưởng thành. Hãy cùng Diệt côn trùng Anh Thư tìm hiểu vòng đời của muỗi để có thể dễ dàng trong việc tìm cách ngăn chặn sự sinh sản của chúng.
Vòng đời của muỗi gồm 4 giai đoạn
Trứng
Muỗi cái có nhiệm vụ đẻ trứng khi đã đủ lượng máu. Trung bình mỗi lần muỗi cái đẻ cách nhau khoảng 3 ngày nếu đã có đủ lượng máu mà chúng đã hút. Muỗi đẻ theo từng đợt và trứng muỗi sẽ phát triển trên mặt nước tạo thành bè trứng. Chúng trôi nổi trên mặt nước với số lượng khoảng 200 trứng.
Ngoài việc sinh sản trên mặt nước, vài loài muỗi còn chọn những vùng đất ẩm ướt để đẻ trứng. Nước là thành phần thiết yếu giúp cho trứng phát triển.
Trung bình trong điều kiện lý tưởng khoảng 48 giờ là trứng đã có thể nở thành ấu trùng- giai đoạn 2 của vòng đời muỗi.
Ấu trùng (lăng quăng)
Ấu trùng là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời phát triển của muỗi. Nhiều người thường hay gọi ấu trùng là lăng quăng. Những ấu trùng sẽ ăn các vi sinh vật trong nước và ngoi lên mặt nước để hít thở. Ấu trùng sẽ trải qua 4 lần lột xác và lớn dần qua các lần lột.
Hầu hết lăng quăng đều có một ống truyền để thở. Tuy nhiên với lăng quăng trưởng thành, chúng không có ống truyền mà phải nằm song song với mặt nước để có nguồn cung cấp oxi thông qua lỗ thở. Số khác thì chọn cách ký sinh trên thực vật để hấp thụ oxi.
Trong lần lột xác cuối cùng ấu trùng sẽ tiến hóa thành nhộng. Việc phát triển từ ấu trùng thành nhộng mất khoảng từ 7-14 ngày. Điều này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường mà ấu trùng đang sinh sống.
Nhộng (cung quăng)
Nhộng (còn được gọi là cung quăng) là giai đoạn phát triển thứ 3 trong vòng đời của muỗi. Trong giai đoạn này, những con nhộng chỉ tập trung vào việc nghỉ ngơi chứ không ăn. Tuy nhiên chúng có những phản ứng với một vài thay đổi nhỏ.
Trong giai đoạn này, nhộng di chuyển khá nhiều với cái đuôi của nó. Chúng quẫy đuôi về phía dưới giúp cho việc di chuyển xa hơn và mạnh mẽ hơn. Nhộng cần khoảng 2 ngày để phát triển thành muỗi trưởng thành.
Muỗi trưởng thành
Sau khi tách ra từ nhộng thì muỗi sẽ nghỉ ngơi trên mặt nước trong một thời gian ngắn để hong khô các bộ phận trên cơ thể. Một con muỗi trưởng thành có kích thước từ 5-20mm và cơ thể được chia thành 3 bộ phận rõ rệt đầu, ngực, bụng.
Sau khi đủ cứng cáp chúng sẽ bay đi và thực hiện nhiệm vụ của chúng:
Muỗi đực hút mật hoa, nhựa cây để tồn tại
Muỗi cái hút máu người, động vật để nuôi trứng và sinh sản.
Muỗi trưởng thành có thể bắt đầu đi kiếm ăn tự nhiên. Tùy theo từng loài, môi trường sống, giới tính, đặc điểm thì mỗi loài sẽ có tuổi thọ riêng. Tuy nhiên chúng đều cần trải qua 4 giai đoạn phát triển giống nhau.
Tuổi thọ của muỗi
Theo các nghiên cứu, tuổi thọ của muỗi khoảng 20 ngày. Tuổi thọ có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào yếu tố: Giới tính, điều kiện môi trường, và đặc điểm từng loài.
Tuổi thọ của muỗi theo giới tính
Ở điều kiện bình thường, muỗi cái có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Và trong vòng đời của chúng, chúng sinh sản khoảng 6-8 lần. Vòng đời của muỗi đực ngắn hơn so với muỗi cái. Chúng hút nhựa cây để tồn tại và sau khi giao phối vòng đời của muỗi sẽ kết thúc trong khoảng 10-15 ngày.
Tuổi thọ của muỗi theo nhiệt độ và đặc điểm từng loài
Tuổi thọ của muỗi tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ví dụ loài muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày ở nhiệt độ 21 độ C. Tuy nhiên ở nhiệt độ 27 độ C chúng chỉ có tuổi thọ là 10 ngày. Muỗi Culex, Aedes, Anophen… mỗi loài đều có tuổi thọ khác nhau.
Loài muỗi có tuổi thọ ngắn nhất chỉ có 4 ngày, muỗi nhà có tuổi thọ 15 ngày và muỗi có khả năng di chuyển đường dài có tuổi thọ lên đến 50 ngày.
Xem thêm: Dịch vụ diệt muỗi
Bài viết Vòng đời của muỗi sốt xuất huyết là bao nhiêu ngày? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Cty Anh Thư.
source https://dietcontrungtphcm.net/vong-doi-cua-muoi-sot-xuat-huyet-la-bao-nhieu-ngay/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét