Làm giàu từ vải vụn – Chuyện thật như đùa
Vải vụn được tận dụng ngay từ khi phát minh về vải ra đời. Những mảnh vải đã được tận dụng lại để làm giẻ lau, dây buộc, túi xách, đồ bắc nồi xoong, dùng may mùng từ vải vụn, làm lót nồi, dụng cụ học tập của học sinh … và rất nhiều thứ khác. Điều đó là tốt, nhưng ở đây tôi muốn bàn đến việc tận dụng cá loại vải vụn để tạo ra được những sản phẩm kì lạ, giá trị hơn nữa phục vụ con người. Bạn chưa biết nên làm gì với nhiều loại vải thừa. Hãy cùng công ty mua phế liệu 24H cùng xem nhé.
- Thứ nhất, vải vụn cũng có thể dùng để chế ra các loại đồ chơi phục vụ cho thiếu nhi. Bạn hẳn đã biết đến những quả bóng bằng nhựa, cầu bằng lông, nhưng hẳn chưa thấy một quả bóng bằng vải hay cầu vải đúng không? Nếu như chúng ta bước vào một gian phòng có rất nhiều bóng bằng vải vụn để ném nhau thì rất tuyệt! Bạn cũng sẽ cảm giác thế nào nếu được cưỡi trên lưng một con trâu bằng vải
- Thứ hai, vải vụn cũng có thể dùng để chế tạo ra những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn như làm quà tặng, búp bê, gối, gấu, tranh nghệ thuật, hình ảnh khắc chữ, tặng quà sinh nhật,…
- Thứ ba, vải vụn cũng có thể dùng để chế tạo các nguyên vật liệu phục vụ quảng cáo, tập luyện, trợ giảng … Bạn sẽ thấy thích thú không khi gặp được một hình nhân bằng vải đứng trước một cửa hàng hay chơi cờ làm bằng hình nhân…
Nói chung, thoạt đầu nghe cái tên bạn có thể nói “ý tưởng làm giàu từ vải vụn” đã có người làm rồi, nhưng bàn vào sâu hơn nữa bạn sẽ thấy được sự khác biệt. Vải vụn là một nguyên liệu rất rẻ tiền nhưng lại mang trong mình tiềm năng lớn mà chúng chưa được khai thác hết. Tôi cũng muốn bàn đến việc sử dụng vải vụn, vải thanh lý, vải tồn kho làm sao cho hiệu quả cao hơn nữa. Đó là thành lập một tổ hợp dùng để chuyên nghiên cứu – chế tạo – bán những sản phẩm từ vải vụn.
“Lãi vài trăm triệu đồng/năm từ nghề vải vụn, may quần áo trẻ em từ vải vụn”
Bà con trong thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng, ai cũng mến phục chị Ngô Thị Hồng – người đã được thoát ra khỏi đói nghèo nhờ những phế phẩm công nghiệp.
Năm 2004, sau khi đã nghỉ hưu, với đồng lương ít ỏi, cuộc sống gia đình chị Hồng rất chật vật. Sau bao ngày tháng trăn trở, chị tìm ra hướng làm ít ai tin là sẽ thành công. Từng làm công việc tại một xí nghiệp may, chị thấy sau qui trình cắt may thành sản phẩm, những miếng vải vụn dù lớn dù nhỏ cũng bỏ hoặc đem đi đốt. Làm sao để tận dụng chúng làm thành những sản phẩm có ích? Chị tự hỏi và đã tự tìm câu trả lời.
Chị đã vay tiền mua vải vụn về phân loại, sau đó may thành những sản phẩm mới, như khẩu trang, quần áo trẻ em … Những rẻo vải nhỏ nhất cũng đã được chị tận dụng làm thành tấm chà chân, ruột gối … Sau đó, chị sẽ bỏ mối cho các chợ, các quầy hàng. Ban đầu, ở trong căn nhà nhỏ của mình, chị đảm trách tất cả các khâu. Nhờ chị đã làm khéo, giá lại rẻ, sản phẩm của chị được người mua chấp nhận. Một khoảng thời gian sau, thấy có thể phát triển nghề này, chị vay thêm tiền, mở rộng ra cơ sở.
Đến nay, chị Hồng đã có được một cơ sở sản xuất tương đối rộng rãi, với 30 lao động. Chị đã đầu tư máy móc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cơ sở của chị đang không chỉ mua vải vụn trong thành phố, mà còn mở rộng đến các nhà máy xí nghiệp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đơn đặt hàng của chị đã và đang lan rộng ra cả nước, với nhiều chủng loại sản phẩm, trong đó nhiều sản phẩm yêu cầu chất lượng cao, có sự hỗ trợ máy móc. Lãi năm nào cũng vài trăm triệu đồng. “Mình đã thoát khỏi cái nghèo nay phải tìm cách giúp đỡ người khác. Vì vậy mình nhận vào làm đa số là những người dân có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, tàn tật” – chị Hồng cho biết.
Kết luận: Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ của người dân còn thấp, chính vì vậy mặc dù đã “cố gắng” khai thác những phế phẩm bỏ đi người ta vẫn không thể nào khai thác hết tiềm năng của nó. Đa phần thì họ làm theo kiểu tự phát, thiếu nghiên cứu, đầu tư … nên vẫn còn đang ở dạng sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh manh mún. Nếu bạn biết cách thì lĩnh vực này cũng sẽ tạo ra nhiều lợi ích to lớn không chỉ cho riêng bạn mà còn cho cả đất nước, dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét